Thông báo
Địa chỉ WEB hiện tại của Tiên Vực là https://tienvuc.me. Trong trường hợp không thể truy cập được, bạn hãy vào https://tienvuc.link để xem địa chỉ mới nhất và tải ứng dụng.
Doanh Vị đột nhiên thở dài.
Khi tới thời kỳ Tiền Tần có võ công, Doanh Vị đương nhiên cũng muốn trở thành cao thủ.
Mà muốn trở thành cao thủ, tu luyện nội công là quá trình tất yếu.
Chỉ có điều rất nhiều môn pháp tu luyện nội công thâm sâu đều là bí mật bất lưu truyền của Mặc gia, Nho gia, Đạo gia...
Hơn nữa, các phái lại của mình mình quý, muốn học được phương pháp cốt lõi của những môn phái này rất khó khăn.
Nhưng mà Doanh Vị từ sau khi bái Tuân Tử làm vi sư, đương nhiên cũng đã tiếp xúc với phương pháp tu luyện nội công của Nho gia.
Người có bát mạch kỳ kinh, nhưng mà bát mạch kỳ kinh trong cơ thể con người sẽ không định nghĩa rõ những kinh mạch nào là “Đạo” những kinh mạch nào là “Nho”.
Cho nên, môn pháp thâm sâu của các môn các phái thực ra là trăm sông đổ về một bể, đều là kinh nghiệm do tiền bối tổng kết từ vô số lần trong thực tiễn, không có phân biệt cao thấp.
Đương nhiên, những kinh nghiệm này đã trở thành bí mật bất truyền của các môn các phái.
Còn sở dĩ những môn pháp tu luyện này lại phân thành các loại khác nhau như Nho gia, Đạo gia, Mặc gia v.v. Chủ yếu là tùy vào lĩnh ngộ của bản thân người tu luyện nội công.
Người của Nho gia hàng ngày đều đọc những kinh điển của Nho gia, đương nhiên nội công tu luyện ra cũng mang ‘ý’ của Nho gia.
Người của Đạo gia mỗi ngày đọc thuộc lòng lĩnh ngộ kinh điển của Đạo gia, nội lực luyện ra gần với ‘Đạo’.
Cho nên giống như Doanh Vị, mặc dù tu luyện nội công chi pháp của Nho môn, nhưng bản chất tư tưởng của nó là lấy “Đạo” ràng buộc “Nho” với “Pháp”, vì vậy nội lực mà hắn tu luyện ra càng gần với Đạo gia hơn.
Khí chất của Doanh Vị nghiêng về hướng Nho sinh hơn, nhưng khi sử dụng võ công, mọi người nhất định sẽ hoài nghi hắn thực ra là đệ tử của Đạo gia Thiên Tông hay là Nhân Tông.
Loại phương thức tu luyện nội công này hoàn toàn không giống võ thuật mà có chút huyền huyễn.
Nhưng nghĩ tới Âm Dương gia, những người đó đều có thể chơi ra những thứ như Âm Dương thuật này, huyền huyễn một chút hình như cũng không có gì ghê gớm.
Mỗi sáng sớm niệm thuật “Đạo Đức”, tu luyện nội công, đã trở thành thói quen tốt tu dưỡng nhiều năm của Doanh Vị.
Đặc biệt là sáng sớm sau khi tu luyện nội công, đều sẽ khiến tinh thần minh mẫn, đầu óc linh hoạt suốt cả ngày, có lợi ích như vậy, Doanh Vị đương nhiên cũng là học tập chăm chỉ.
Trăm trường phái tư tưởng không có cái nào khiến tất cả mọi người đều thần phục, vì vậy thời đại này không hề có phân chia cảnh giới gì cả.
Hơn nữa, cơ sở của trăm trường phái tư tưởng nằm ở chỗ tư tưởng với đại đạo trị quốc, võ công chỉ là ‘thuật’ bên ngoài. Nếu mù quáng theo đuổi võ công mà vứt bỏ tư tưởng, đó chính là bỏ gốc lấy ngọn rơi vào tầm thường mất rồi.
Cái gọi là võ công, thực ra đều là dùng để bảo vệ pháp.
Nhưng ở thời kỳ này, mặc dù không có sự phân biệt cảnh giới rõ ràng, nhưng chương kinh văn này của lão tử hầu như đã nêu rõ trình tự và mục tiêu tu hành của một người rồi.
"Có thể đem hồn phách ôm ấp lấy Đạo, không lìa xa chăng? Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, hoàn toàn theo được đạo Trời như anh nhi chăng?"
Ý nghĩa của câu này chính là sự sự thống nhất giữa tinh thần và hình thể, kết tinh tụ khí liền có thể giống như trẻ sơ sinh.
Dựa theo lý giải của người hậu thế như Doanh Vị thực ra chính là luyện tinh, tu khí, dưỡng thần, từ đó mà trở thành cảnh giới Tiên Thiên.
“Có thể tẩy trừ được Trần cấu, giữ được cho gương lòng trong sáng không tì vết chăng? Có thể yêu dân trị nước, mà vẫn vô vi chăng?”
Ý nghĩa của câu này là thanh tẩy tâm linh, khiến cho tâm trí trở nên bình tĩnh từ đó không có bất kỳ khuyết điểm nào.
Yêu dân, bảo vệ bách tính, trị lý quốc gia thì có thể thuận theo tự nhiên.
Theo lý giải của võ thuật, chính là sau khi đạt đến cảnh giới Tiên thiên thì phải bắt đầu tu luyện tâm cảnh, khiến tâm không có tạp niệm thì mới đạt được hoàn mỹ.
Sau khi tâm cảnh thanh tịnh thì có thể lĩnh ngộ được ‘đạo’ thuộc về mình. Đây chính là thuận theo tự nhiên.
"Cổng trời mở đóng, có thể thuận ứng như con mái chăng? Có thể sáng suốt mà như người vô tri chăng?"
Ý nghĩa của câu này là sau khi lĩnh ngộ được đạo của mình, liền có thể mở ra thiên môn, từ đó vạch ra con đường thuộc về mình.
Cũng chính là bất kể Nho gia, Mặc gia hay là Đạo gia, triệt để lĩnh ngộ quan niệm tư tưởng của mình. Có thể gọi là cảnh giới của ‘đại’.
Mà sau khi lĩnh ngộ được đạo thuộc về mình, liền một pháp thông mà vạn pháp thông, từ đó triệt để tuân thủ pháp tắc của tự nhiên, không gì không biết, thiên nhân hợp nhất chân chính, cuối cùng trở thành Huyền Đức.
Vì vậy, Doanh Vị thông qua một chương Đạo Đức Kinh này, cưỡng chế định nghĩa cảnh giới của thế giới này là:
Bảy đại cảnh giới Hậu Thiên, Tiên Thiên, Tẩy Tâm, Lĩnh Đạo, Thiên Môn, Hợp Nhất, Huyền Đức.
Ở thế giới này, chỉ rèn luyện thân thể và học tập một số công phu quyền cước, đều là cảnh giới Hậu Thiên.
Mà con người chỉ cần có thể có được pháp môn tu luyện nội công chính thống, cần mẫn khổ luyện thì đều có thể tu thành Tiên Thiên, từ đó trở thành một số hiệp khách có thể vượt tường, xuyên tường.
Sau đó thì kiên định với lý niệm của mình, thanh lọc tâm linh, rèn luyện tâm cảnh, đây chính là “Tẩy Tâm”.
Sau đó, sau khi tư tưởng thông suốt, phải lĩnh ngộ con đường của mình, cũng chính là ‘lĩnh đạo’.
Tẩy tâm và lĩnh đạo, hai cảnh giới này đối với trăm trường phái tư tưởng, nhất là những đại môn phái như Nho, Đạo, Mặc, Âm Dương gia mà nói không khó lắm.
Nho gia học thuộc kinh điển, Đạo gia học đạo kinh, đây đều là quá trình tẩy tâm.
Về phần lĩnh ngộ thì càng đơn giản hơn, chỉ cần ngươi thừa nhận mình là đệ tử của Nho gia hay Mặc gia rồi hành động theo lý niệm của họ thì đây chính là ngộ đạo, cưỡng chế đem đạo của Nho gia và Mặc gia thành đạo của mình.
Thiên Môn ở phía sau này, người có thể thực hành đạo của mình đến cực điểm, mà người có thể làm được điểm này lại cực ít, chỉ có số ít người trong bách gia có thể đạt đến cảnh giới này.
Dù sao thì đại bộ phận người đều biết nó là như vậy nhưng không biết tại sao. Cho dù là ngày ngày đọc thuộc lòng kinh điển của Nho gia, thì thực sự có thể lĩnh ngộ được ý nghĩa thực sự của Nho gia hay không?